A. BÀI TRÍ TƯỢNG CHÂN DUNG NGƯỜI ĐÃ KHUẤT THỜ TẠI GIA
I. THỜ GIA TIÊN BÊN CHỒNG
Bài trí tượng Chân dung người đã khuất trên ban thờ tại gia là một nghệ thuật.
Người xưa có câu:
“Ẩm thủy đương tư tuyền nguyên đầu
Thực mễ đang tư nông canh khổ
Hữu tiền đang tư vô tiền thời
Kiện khang đang tư phụ mẫu ân”
được hiểu đó là:
“Khi uống nước thì phải nhớ nguồn suối, ăn cơm phải nhớ lúc cày cấy vất vả, giàu có phải nhớ lúc nghèo khổ, khỏe mạnh phải nhớ đến ân của cha mẹ”.
Người ta sinh ra có được sinh mệnh, được sống đến ngày nay là nhờ vào tổ tiên. Tổ tiên giống như gốc cây đại thụ nuôi dưỡng để cành lá khỏe mạnh xanh tươi, tượng trưng cho con cháu phát triển.
Vì vậy, nếu không có tổ tiên duy trì nòi giống truyền từ đời này sang đời khác thì cũng không có con cháu ngày nay. Tục thờ cúng tổ tiên chính là sự ghi nhớ công ơn và là cách để chăm chút cho cái gốc của mình, gốc có tốt thì cây mới phát triển ra hoa kết trái. Người ta thường nói, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu là như vậy.
Tượng Chân dung người đã khuất bài trí trên ban thờ được đặt theo nguyên tắc : NAM TẢ – NỮ HỮU. Tức là tượng Chân dung các cụ ông đặt bên Trái, tượng các cụ bà đặt bên Phải (theo hướng của Chủ Tọa – từ trong bàn thờ nhìn ra ngoài). Tùy theo không gian phòng thờ mà đặt kích thước tượng bán than. Cỡ phổ biến là cao 45-50cm.

Giữa tượng Chân dung Cụ ông/ Cụ bà sát vách đặt một Ngai cao: có bài vị Cửu Huyền Thất tổ (hoặc bài vị của Cụ cao nhất bàn thờ gia tiên đang thờ phụng) hoặc đặt Khám thờ có cửa mở ra đóng lại bên trong đặt các linh vị tổ tiên (Bài Vị) , ngay chính giữa khám thờ viết hai chữ Thần Chủ ( 神主 )
Ngai và tượng Chân dung Cụ ông/ Cụ bà nên đặt lên bậc thờ thứ hai để khi thắp Hương ở bậc thờ thứ nhất không che Ngai và mặt các cụ.

Nếu có điều kiện thì trước Ngai thờ là Đèn Thái Cực để chính giữa bàn thờ ngay dưới chân khám thờ.
Trước Đèn Thái Cực là Đỉnh hương (hoặc lư hương): để đốt trầm.
Hai bên Đỉnh Hương là Bình hoa và Đĩa hoa quả. Bình hoa đặt bên Trái bàn thờ còn đĩa quả đặt bên Phải.
Phía trước Đỉnh hương là Bát Hương. Bát hương là trung tâm điểm của bàn thờ. Số lượng bát hương ứng với các số lẻ: 1, 3, 5, …
Hai bên Bát Hương là Đôi chân nến hoặc cặp đèn Lưỡng Nghi: thể hiện Thái Cực sinh Lưỡng Nghi (âm dương) chân nến bên trái (từ trong bàn thờ nhìn ra).
Phía trước Bát Hương là ba chén nước để đựng nước trắng tinh khiết mỗi khi thắp hương cúng giỗ …
II. THỜ GIA TIÊN BÊN CHỒNG VÀ BÊN VỢ
Muốn thờ cúng bố mẹ vợ thường lập hai bàn thờ: Một bàn thờ lớn, rộng ngự giữa phòng khách, một bàn thờ nhỏ hơn hơi lùi xuống sau bàn thờ chính.
Bàn thờ lớn ở ngoài là thờ thần linh gia tiên nhà chồng. Còn bàn thờ nhỏ phía trong là thờ bố mẹ, gia tiên bên vợ.
Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, Công ty Cổ phần Nhà Xuân, trong phong tục thờ cúng của người Việt có quan niệm “một nhà không thờ hai họ”. Tuy nhiên, việc thờ cúng tổ tiên là việc làm hiếu nghĩa nên cũng không nên cứng nhắc.
Nếu gia đình nhà vợ không có con trai thì việc rước vong linh cha mẹ và người thân bên ngoại về thờ cúng với bên nội trên cùng một ban thờ là điều hoàn toàn bình thường.
Với nhà đô thị chật hẹp, chỉ có thể làm được một bàn thờ thì hãy chia bàn thờ hai bên: Bên trái để bát hương, ảnh nội tộc, bên phải để bát hương, ảnh ngoại tộc. Tượng Chân dung Cụ ông/ Cụ bà không nên làm cao quá 50cm, mà vừa phải để đặt gọn ở bên trái, hay bên phải. Còn phần giữa bàn thờ không nên đặt tượng gia tiên, bởi đó là vị trí của quan thần linh, đặt tượng gia tiên vào là phạm kị.
Khi cúng khấn thì khấn gia tiên (nhà chồng) sau đến dòng họ (vợ), rồi khấn tới bố mẹ chồng, khấn đến bố mẹ vợ. “Ngày giỗ bố mẹ đẻ, cần thắp hương cả bàn thờ nhà chồng, cần cáo quan thần linh, gia tiên nhà chồng để được cúng lễ bố mẹ đẻ”, ông Hà Thanh, Viện Nghiên cứu Ứng dụng tiềm năng con người đưa ra quan điểm.
Trong cách sắp đặt ban thờ, gia chủ cần chú ý bố trí bài vị theo đúng nguyên tắc “nam tả, nữ hữu” có nghĩa là nội bên trái, ngoại bên phải theo hướng nhìn vào ban thờ.
Ban thờ gia tiên phổ biến bao gồm:
- Đỉnh đồng, đôi hạc, giá nến đồng, tượng trưng cho Kim.
- Bàn thờ, ngai hay bài vị tượng trưng cho Mộc.
- Rượu, chai nước, chén nước thờ tượng trưng cho Thủy.
- Ngọn đèn dầu, đèn điện hoặc nến thờ trên ban thờ và là hương khi thắp lên tượng trưng cho Hỏa.
- Còn bát hương, lọ hoa … làm từ đất sét nung lên, hay sành sứ có nghĩa là Thổ.

Khi cần giao tiếp với Tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có khi sám hối…), ta đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến Ông Bà Tổ Tiên. Bàn thờ Gia Tiên luôn cần được thanh tịnh. Vì thế, đồ tế lễ chỉ có thể là hương, hoa, trà, quả…
Những ngày giỗ Tết, con cháu muốn dâng cúng cỗ mặn phải đặt ở một chiếc bàn phụ phía trước và thấp hơn bàn thờ chính.
III. BAN THỜ PHẬT CHUNG VỚI GIA TIÊN
Người xưa cho rằng chỉ cần nhìn vào nơi thờ cúng của gia đình cũng có thể biết gia chủ có tâm hay không. Cái tâm ở đây không được đo bằng mâm cao cỗ đầy, vàng mã bao nhiêu mà là ở vị trí đặt bàn thờ, cách sắp xếp bàn thờ ra sao cho phù hợp, trang nghiêm và sạch sẽ.
Tại tư gia, bàn thờ Phật và gia tiên nên được bài trí ở nơi trang trọng nhất và dễ nhìn thấy nhất. Trang trọng để thể hiện tâm thành kính, dễ nhìn thấy để tưởng nhớ, kính lễ, noi gương và học tập.
Trong nhà khi thờ Phật thì chỉ cần thờ hai bát hương, một thờ Phật, một thờ Gia Tiên, đã thờ Phật thì không nên thờ Thần nữa.
Phật tử đã Quy y thì nên thờ Phật và Gia Tiên. Phật thờ trên cao, Gia tiên thờ thấp hơn hoặc thờ riêng hai ban nếu phòng thờ rộng.
Cách thờ thông thường của người miền Trung và miền Nam theo cách “tiền Phật hậu Linh”, nghĩa là Phật ở trước, cao hơn, bàn Vong ở sau thấp hơn, trong khi đó, đa số ở miền Bắc thờ ban vong trước thấp, ban Phật sau cao hơn. Bà tổ cô ở miền Bắc thường được thờ trong nhà, trong khi đó ở miền trong thì thường được thờ ở miếu nhỏ bên ngoài.
Về cách thức thờ tự, nếu như phòng thờ rộng có thể thờ “tiền Phật hậu linh”: Đặt bàn thờ Phật ở trước, bàn thờ gia tiên ở phía sau, vị trí thấp hơn. Nếu không gian hẹp, thì có thể thờ “thượng Phật hạ linh”: Bàn thờ Phật ở trên, bàn thờ gia tiên ở phía dưới (chính giữa hoặc hai bên). Lưu ý bàn thờ gia tiên phải thấp hơn bàn thờ Phật một bậc. Gia chủ nên sử dụng bàn thờ được phân cấp rõ ràng như: bàn thờ 2 cấp, bàn thờ 3 cấp.

Ngoài ra, còn có một số cách bài trí ban thờ khác nữa nhưng nói chung, bàn thờ Phật bao giờ cũng phải cao hơn bàn thờ gia tiên để thể hiện lòng tôn kính Tam bảo.
Sử dụng loại bàn thờ được phân cấp rõ ràng để phân chia cấp bậc thờ, thể hiện tầng lớp thứ tự trên bàn thờ, để tránh phạm phải điều bất kính.
Thờ tranh Bồ-tát Địa Tạng phía trên bài vị gia tiên ở bên phải, và tranh Bồ-tát Quan Âm bên trái’ cho cân xứng cũng rất tốt.
Đức Phật luôn đề cao đạo hiếu. Đối với ngài, cha mẹ mình chính là hai vị Phật gần gũi nhất mà mình phải phụng thờ, vì thế những ai không còn ông bà cha mẹ thì thờ phụng bát hương tổ tiên, ông bà, cha mẹ là thiết yếu trước tiên, sau đó thờ Phật cũng không vấn đề gì.
Chay mặn tùy hoàn cảnh nhưng khi đã mời Tăng Ni đến cúng thì nên cúng chay, vì tụng kinh, trì chú, niệm Phật trước một mâm toàn cá thịt thì thật không hay và mất hết ý nghĩa. Tổ tiên ông bà cũng chỉ nhận tấm lòng của chúng ta mà thôi.
Liên hệ:
Tiểu Phân Xưởng tượng người truyền thần trực thuộc Tổ hợp Xưởng tượng Phật gỗ Phúc Minh
Số 560, đường Vân Hà, thôn Ngọc Lôi, xã Dục Tú
Huyện Đông Anh, Hà Nội
Việt Nam
Website: www.tuongbanthan.com
Địa chỉ Google Map (GPS): https://goo.gl/maps/rZFycjjFXmu
Liên hệ:
Điện thoại: +84 92.44.77777
Email: phuong2402@gmail.com
Số Zalo/Viber/Line/Whapsap: +84 92.44.77777
Comments
Giá?